
Tính chiếm hữu là gì? Điều này có tốt trong tình yêu?
Nhiều người cho rằng, sự chiếm hữu trong tình yêu là gia vị không thể thiếu để chứng tỏ tình cảm đối phương dành cho bạn. Vậy tính chiếm hữu là gì? Nó có thật sự tốt cho mối quan hệ yêu đương hay không? Những phân tích từ bài viết dưới đây sẽ đem lại cho bạn góc nhìn mới mẻ nhất.
Tính chiếm hữu là gì? Hiểu đơn giản đây là một trong những tính cách bản năng của con người. Biểu hiện qua việc muốn sở hữu, nắm giữ và chỉ muốn thứ gì đó hoàn toàn thuộc riêng về mình.
Tính chiếm hữu là gì?
Hiểu đơn giản về tính chiếm hữu là gì thì đó là một trong những bản tính vốn có của con người. Bất kỳ ai cũng có tính chiếm hữu. Dù thể hiện ít hay nhiều thì cũng sẽ có một số đặc điểm chung như muốn sở hữu và muốn giữ thứ gì đó chỉ thuộc riêng về bản thân mình.
Sự chiếm hữu có thể hiện diện ở mọi khía cạnh trong cuộc sống, nhất là trong mối quan hệ yêu đương. Nếu bạn yêu một người nào đó mà chỉ muốn họ ở bên cạnh bạn, quan tâm đến bạn, suy nghĩ về bạn và xem bạn là duy nhất thì chứng tỏ bạn cũng là một người có tính chiếm hữu cao trong tình yêu.

Ngoài ra, những người có bản tính này khi yêu thường gắn liền với hành động kiểm soát đối phương. Họ không để nửa kia có không gian riêng cho bản thân. Càng không thích việc người yêu của mình tiếp xúc hoặc gặp gỡ với bạn bè khác giới.
Sự chiếm hữu trong tình yêu thể hiện như thế nào?
Theo như chuyên gia tình dục nổi tiếng tại New York – giáo sư Ian Kerner đã từng nói rằng, sự chiếm hữu trong tình yêu sẽ thường bộc lộ rõ trong giai đoạn đầu của mối quan hệ. Ông chia sẻ rằng tính chiếm hữu bắt đầu thể hiện qua những cảm giác nhớ nhung dành cho đối phương. Rồi từ từ phát triển thành sự kiểm soát, đi kèm với khao khát mong muốn người ấy chỉ thuộc duy nhất về mình.
Những dấu hiệu điển hình của một người có tính chiếm hữu cao trong tình yêu là:
– Luôn kiểm soát mỗi cuộc gặp gỡ của người yêu.
– Không muốn người yêu ra ngoài xã giao với bạn bè và tiếp xúc với người khác giới.
– Luôn muốn người yêu dành toàn bộ thời gian cho mình.
– Không để cho người yêu tự do sử dụng không gian, thời gian riêng tư của anh ấy/ cô ấy.
– Có những hành động ghen tuông vô cớ.
– Luôn lo lắng người yêu sẽ phản bội hoặc hết yêu mình.
Sự khác biệt giữa tình yêu đích thực và tình yêu chiếm hữu
Theo như định nghĩa trong từ điển Merriam – Webster, khái niệm của tình yêu và sự chiếm hữu hoàn toàn khác nhau. Trong đó, tình yêu được xem là sự gắn kết, thấu hiểu và tin tưởng giữa hai người yêu nhau. Còn sự chiếm hữu là một loại cảm giác yêu điên cuồng, khao khát để có thể độc chiếm người còn lại mà không quan tâm đến cảm xúc của đối phương.

Về cơ bản, tình yêu đích thực đem lại cho ta cảm giác an toàn, được bao bọc và che chở, có người thấu hiểu và san sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống. Trong khi đó, tình yêu chiếm hữu lại mang đến cảm giác bất an, lo lắng và ngột ngạt đến mức bạn muốn buông bỏ.
Tính chiếm hữu trong tình yêu là tốt hay xấu?
Thực ra, chỉ khi yêu quá nhiều người ta mới nảy sinh bản tính muốn độc chiếm đối phương là của riêng mình. Vậy nên, khi tính chiếm hữu trong tình yêu ở mức vừa phải nó sẽ như một gia vị ngọt ngào cần thiết cho mối quan hệ của hai người. Một chút ghen tuông dỗi hờn, một chút kiểm soát sẽ giúp cho đối phương cảm nhận được tình cảm của bạn dành cho họ.
Tuy nhiên, tất cả chỉ nên dừng lại ở mức độ vừa đủ, đừng có những hành động kiểm soát, ghen tuông quá đáng sẽ khiến nửa kia thấy ngột ngạt hơn là yêu thương.
Có người từng nói rằng nếu hai người thật sự yêu nhau, cho dù cách xa đến mấy, trở ngại đến mấy thì cuối cùng vẫn ở cạnh nhau. Vậy nên bạn đừng quá tự ti về bản thân mình để rồi phải nơm nớp lo sợ người kia đi mất. Tình yêu xuất phát từ sự tự nguyện từ hai phía mà bạn không nên ép buộc, cũng càng không nên kiểm soát đối phương.
Những hệ lụy khi bạn quá chiếm hữu trong tình yêu
Tự tạo rủi ro cho mối quan hệ
Việc bạn kiểm soát, cấm cản nửa kia với các mối quan hệ xung quanh sẽ khiến cho anh ấy/ cô ấy hình thành thói quen phải lén lút và che giấu bạn mỗi khi gặp gỡ bạn bè hay giao lưu với đồng nghiệp. Tiếp tục như vậy, sự tin tưởng của hai người dành cho nhau sẽ không còn như trước. Lâu dần khiến đối phương cảm thấy “ngạt thở” trong chính cuộc tình của mình và rồi bỗng dưng một ngày họ muốn rời xa bạn.

Có thể nói, tình yêu không hề giống với bất kỳ một mối quan hệ tình cảm nào khác. Nó không giống như tình thân, càng không phải tình bạn bè. Hai người yêu nhau muốn giữ tình yêu bền vững thì yếu tố tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau luôn cần đặt lên hàng đầu.
Nếu bạn kiểm soát quá mức và không cho đối phương khoảng thời gian riêng tư thì chính bạn là người tự tạo ra rủi ro cho mối quan hệ của mình mà không cần bất kỳ nguyên nhân hay người thứ 3 nào khác.
Gây ngột ngạt cho đối phương
Đồng ý rằng, khi yêu chúng ta luôn muốn đối phương dành thời gian cho mình vì điều đó chứng tỏ tình cảm của họ vẫn luôn hiện diện. Nhưng không phải vì thế mà bạn bắt buộc anh ấy / cô ấy phải luôn “xoay quanh” trọng tâm là bạn. Con người ai cũng có sở thích và đam mê riêng. Tình yêu đích thực là để cho đối phương tự do làm điều mình thích mà không ràng buộc hay cưỡng ép.
Sự kiểm soát đầy ích kỷ của bạn không giúp bạn chiếm được trái tim đối phương mà ngược lại còn làm họ cảm thấy chán nản, bó buộc đến mức bỏ chạy.
Khiến bản thân mệt mỏi vì lo lắng vô căn cứ
Tại sao bạn lại chọn yêu đương? Có phải vì bạn muốn được hưởng thụ cảm giác vui vẻ và hạnh phúc bên cạnh người ấy. Vậy nếu mối quan hệ chỉ toàn cảm giác lo sợ, hoài nghi thì liệu tình yêu có còn ý nghĩa nữa hay không?
Việc cứ mãi nghi ngờ, ghen tuông vô cớ không chỉ khiến đối phương mệt mỏi mà chính bạn cũng vậy. Do đó, đừng vì những cảm xúc muốn độc chiếm người ấy mà đẩy mối quan hệ của mình thành một mớ hỗn độn nhé!
Mong rằng, qua những thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn đã nhận định rõ ràng được tính chiếm hữu là gì? Từ đó, không hành động quá đáng, biết tiết chế bản thân để duy trì mối quan hệ yêu đương mặn nồng cùng người ấy nhé!